Nếu có một bài hát "vận" vào cuộc đời và sự nghiệp của "vua nhạc đỏ" Trọng Tấn,ĩTrọngTấnÁothìkhôngchậtnhưngcóvẻhơicũsheraton hanoi dễ phải kể đến trước nhất là Bài ca trên núi, bài hát được "đóng đinh" bởi giọng ca trữ tình tha thiết của anh:"Đầu trời có sao chiều sao sớm/… Dù đi cùng trời dù đi khắp núi/Trời chỉ có, chỉ có sao sớm sao chiều…". "Sao (mãi không chịu) đổi ngôi" đã đành, trong một dòng nhạc mà chỗ đứng, một khi xứng đáng, sẽ vô cùng vững chắc, hơn bất cứ dòng nhạc nào; mà cả vì, Trọng Tấn chính ra đã từng có một thời ở núi (cái vẻ chân chỉ hạt bột ở anh hẳn có lẽ bắt nguồn từ một chuyện ít ai biết: một phần dòng máu của "vua nhạc đỏ" là dân tộc Thái). Anh đã từng xuyên qua những năm tháng tuổi thơ trèo đèo lội suối dọc theo dãy Pù Luông, bắt chim bắt cá, thậm chí… đãi vàng. Rồi khi vào đời, vào nghề, cũng lại tiếp tục là một người "đãi vàng" cần mẫn trong âm nhạc, tính tới nay, riêng với Trọng Tấn, kể từ ngày xuống núi, kể cũng đã ngót nghét gần 30 năm; còn cùng với "cặp bài trùng" Anh Thơ thì đã tròn 20 năm.
Trụ vững bao năm ở vị trí "vua nhạc đỏ", trong một dòng nhạc rất hiếm khi có hiện tượng "sao đổi ngôi", có bao giờ anh cảm thấy thiếu đi động lực cọ xát, làm mới?
Đúng là so với các dòng nhạc thời trang khác, vốn luôn yêu cầu ca sĩ phải thường xuyên có bản hit mới để hâm nóng tên tuổi của mình, thì với nhạc đỏ, đôi khi người ta có thể sống được cả đời bằng những "bản hit" vốn dĩ đã là những ca khúc vượt thời gian. Cũng chính bởi cái sự "cung - cầu" đó mới làm nên một thị trường nhạc pop rất sôi động. Còn cái sự "sôi động" ở nhạc đỏ, nó lại là cái sôi động của một thời quá vãng, khi lịch sử tự nó đã để lại những vết tích bi tráng và hào hùng trong âm nhạc. Vì lịch sử không bao giờ trở lại, và người hát những bản tình ca đất nước cũng chính là những người giữ ký ức đặc biệt, linh thiêng của một thời, và truyền đi những thông điệp khỏe khoắn tích cực, nên một khi họ được yêu, là sẽ được yêu rất bền.
Tiếng vỗ tay, vì thế mà cũng khác. Với ca sĩ thị trường, những bản hit có thể đưa lại cho họ, ngoài tiếng hú hét sôi động của khán phòng, còn có thể kèm theo những đơn hàng quảng cáo... Nhạc đỏ không có những tiếng hú hét đầy kích thích đó, nhưng bù lại là những tràng pháo tay có thể gọi là vỡ sân, lại cũng có lúc chỉ là những ánh mắt rưng rưng. Sự trân trọng với "sao" nhạc đỏ, nó là phép cộng dung hòa giữa hai sự ồn ào và lặng lẽ đó...
Trong những tràng pháo tay và cả ánh mắt rưng rưng mà anh nhận được từ khán giả, phải chăng còn cả vì "Nguyễn Bính của làng nhạc "đã" đánh thức cái người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng họ"?
Tôi không dám ví mình với một hồn thơ độc đáo như Nguyễn Bính. Nhưng đúng là dường như luôn có một người nhà quê trong mình. Dù về quê giờ có khi chẳng còn sông quê mà ngắm nữa, nhưng vẫn còn đâu đó một mạch chảy ngầm trong mình, một "con sông quê" không bao giờ cạn. Vợ chồng tôi hồi giờ vẫn thỉnh thoảng nhắc lại quá khứ, khi cùng ngắm lại những bức ảnh cũ, gặp lại những bạn học xưa trên ảnh, hay nấu lại, nhớ lại những món ăn thôn dã ngày xưa… Tình đất nước, quê hương đôi khi ở lại và trở lại cùng những nỗi nhớ nhỏ bé như vậy, mà ấm áp vô cùng. Giữa bộn bề cuộc sống hôm nay, tôi tin đó là những khoảnh khắc quý giá, và "người nhà quê" đó sẽ mãi còn hiện diện, có chỗ đứng riêng trong mỗi chúng ta.
Nhưng cứ "dầm chân" mãi trong các ca khúc cũ (Tấn từng nói vui với tôi có ngày anh phải... "mang bầu" tới 9 lần khi chạy sô bài tủ Tiếng đàn bầu- PV), có lúc nào anh cảm thấy chán?
Chán ca khúc cũ thì không, nhưng đôi khi quả thật cũng thấy nhàm chán với cảm xúc của mình (chẳng hạn như trong một ngày mà phải hát tới 9 lần Tiếng đàn bầu, thế thì mình thành một cái đĩa hát mất rồi). Nhưng may mà cũng có một yếu tố rất đáng kể có thể cắt đứt ngay lập tức cảm giác nhàm chán ấy, đấy chính là hiệu ứng khán giả. Cắt được ngay lập tức. Cái chất men ấy phải nói nó kỳ diệu lắm!
Bài mới thì hiển nhiên là mong chứ! Nhưng với nhạc đỏ thì quả là khó mà có lại và có thêm được những bài hát hào hùng đến thế, khi nó thuộc về một thời không trở lại. Nhìn ra thế giới cũng vậy thôi, vì sao bên cạnh các bản hit thời thượng, người ta cũng vẫn diễn đi diễn lại những vở kịch kinh điển, hay cover các ca khúc nằm lòng… Cái đó, nó là hồn cốt rồi. Mà đã là hồn cốt rồi thì không mất đi được, cũng không dễ gì có lại.
Cặp bài trùng nhạc đỏ Trọng Tấn - Anh Thơ
Xứ Thanh quê anh từng lưu truyền một huyền thoại: Nữ anh hùng Ngô Thị Tuyển trong trận chiến cầu Hàm Rồng tháng 4.1965 đã vác cùng lúc hai hòm đạn nặng gấp đôi trọng lượng cơ thể của mình. Nhưng cũng có chuyện bên lề kể rằng, khi ra khỏi hoàn cảnh khốc liệt đó, chị ấy đã không thể làm lại điều đó được nữa. Khoảnh khắc sinh anh hùng, thời thế làm nên các ca khúc. Anh không hy vọng có thêm những ca khúc nhạc đỏ mới, có thể vẽ nên những bức chân dung khác của đất nước thời bình?
Thật ra thi thoảng cũng vẫn có được vài bài hay, thậm chí rất hay như Lời rucủa nhạc sĩ Lê Minh, Hà Nội linh thiêng hào hoacủa Lê Mây, hay Tổ quốc gọi tên mìnhcủa nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn…, nhưng có thể nó chưa đủ nhiều để làm thành một dòng chảy mạnh, ăn sâu vào tâm thức một thời. Cũng có lúc tôi đã nghĩ tới chuyện đặt hàng ca khúc, như bên nhạc thị trường, nhạc trẻ… Nhưng đặt hàng cảm xúc bao giờ cũng là điều không dễ, nhất là với nhạc đỏ. Nhạc pop khác, có thể vin vào một cái tứ nào đó, một nét nhạc nào đó…, có thể đo ni đóng giày riêng cho một giọng hát nào đó, nhưng nhạc chính thống thì khó. Trái tim mà, khó lắm, không thể nào sượng được! Cuối cùng thì cách tạo ra các bản phối mới, thổi hồn cho các ca khúc cũ và mang lại cho nó một đời sống mới xem ra vẫn là cách thức an toàn và hiệu quả nhất. Đó là điều bạn có thể được nhìn thấy trong live concert sắp tới của tôi và Anh Thơ qua bàn tay "phù thủy" của Dương Cầm. Thôi, trong khi chưa thể mở rộng được thì tốt nhất ta cứ đào sâu vậy!
Nhưng khi nhìn sang phía các nghệ sĩ thể nghiệm, hoặc một người "chăm phá phách" như Tùng Dương trong cách anh ấy bất ngờ "phủi bụi" Chiếc khăn piêuđầy lôi cuốn; hay thậm chí cách các ca sĩ thị trường nhanh nhạy đào bới chính kho tàng văn nghệ dân gian để làm nên những bản hit lan được tới cả ngoài biên giới Việt…, thì liệu "vua nhạc đỏ" có đôi lúc cảm thấy giật mình vì trạng thái "ngủ quên trên chiến thắng"?
Giật mình là có đấy! Đấy không phải là cái giật mình của se sua hay chạnh lòng, mà là cái giật mình trước cái sự không biên giới của sáng tạo, một khi có ai đó trong chúng ta dám phá cách và làm khác. Nhà sẵn có hai cô cậu học nhạc, đều đang ở tuổi teen, nên tôi cũng thường nghe các bản hit của nhạc trẻ với các con. Nhiều bản hit phải công nhận các bạn trẻ làm thông minh thật, tứ lạ, phối hay, và quan trọng là đưa tới sự bất ngờ. Dĩ nhiên thứ mà nó mang tới chưa phải là những xúc động sâu xa đủ sức thấm sâu vào tim mình, nhưng rõ ràng trong bài cũng đã có một cái từ khóa nào đó chạm được vào mình, khiến mình muốn nhún nhảy theo và tự dưng thấy mình trẻ lại. See tình, tôi cho đấy là một bản hit có tiết tấu và visual lạ, bắt tai, bắt mắt. Để Mị nói cho mà nghecũng vậy. Hay như một số bản phối Hà Lê hát nhạc Trịnh. Chiếc khăn piêuqua bản phối thần kỳ của Nguyên Lê và giọng hát ma mị của Tùng Dương thì đúng là đỉnh rồi, là một đặc sản thật sự của world music...
Luôn luôn có thể giật mình như vậy, nếu như luôn sẵn trong mình một sự trăn trở, để có thể đứng lâu, đứng vững trong nghề này. Không có sự "ngủ quên nào trên chiến thắng" ở đây cả, vì tôi đã bao giờ ngủ đâu, mà quên!
Đôi khi, anh có cảm thấy nhạc đỏ, với ngần ấy bài tủ hát đi hát lại qua hàng chục năm, "rằng hay thì thật là hay", yêu mến đã đành là yêu mến, nhưng vẫn là chiếc áo quá chật với mình?
Áo thì không chật, và lại còn rất bền, nhưng có vẻ hơi cũ (cười). Nhưng như đã nói, tình yêu của khán giả luôn đủ sức giúp tôi làm mới chiếc áo đó, khiến nó vốn dĩ đã bền, lại càng bền hơn. Tôi nghĩ mình sẽ mãi nhớ cái lần được đứng hát bài Đất nướccủa Phạm Minh Tuấn ở Đà Nẵng, trước những khán giả là các mẹ Việt Nam anh hùng; hay có lần, là tại nghĩa trang Trường Sơn..., ở những đoạn điệp khúc "Xin hát về Người, đất nước ơi! Xin hát về Mẹ, Tổ quốc ơi!...", tôi tưởng như mình có thể nghẹn giọng được. Cũng có lúc tôi rơi nước mắt vì thật sự là không kìm được. Hay như có lần đứng hát bài Chúng con canh giấc ngủ của Ngườigiữa quảng trường Ba Đình, hay Tổ quốc gọi tên mình ở thành phố biển Nha Trang, trước cả một biển người đang sôi sục hai tiếng Trường Sa, Hoàng Sa, hay trước kiều bào châu Âu... Những tiếng vỗ tay lúc ấy quả thực nó khác lắm, nó như là vọng tới từ một nơi xa nào vậy. Thì, tấm áo ấy, kể cả khi nó cũ, tôi vẫn thấy thật sự biết ơn nó vì sức bền của nó, sự thân thuộc của nó và cả sự vừa vặn của nó, với mình...
Một người hiền đúng nghĩa (theo như nhận xét của Anh Thơ), điều đó giúp họ có được sự điềm tĩnh cần thiết khi làm nghề, nhưng cũng có thể đưa tới sự thận trọng thái quá, để có được những bứt phá?
Không phải thế đâu, con người tôi thật ra cũng sôi sục lắm đấy, nhiều khi sôi sục lắm, chỉ là không mấy khi biểu lộ ra ngoài, không nói ra thôi...
Bình luận (0)
Gửi bình luận Quan tâm nhất Mới nhất Xem thêm bình luận